TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP DẬP VUỐT BIẾN MỎNG THÀNH LÀ GÌ ?

24/06/2021 | 1098 |
0 Đánh giá

Phương pháp dập vuốt là phương pháp khá phổ biến hiện nay, trong lĩnh vực gia công cơ khí người ta áp dụng phương pháp này trong hầu hết các công đoạn để tạo ra thành phẩm. Chúng ta thường nghe đến hai từ “dập vuốt” nhưng liệu chúng ta có đang hiểu hết về chúng. Thông qua đây, Văn Thái xin gửi đến bạn đọc bài viết tham khảo về phương pháp dập vuốt và phương pháp dập vuốt biến mỏng thành là gì nhé !

Dập vuốt là một nguyên công quan trọng, gắn liền với ngành công nghiệp cơ khí của Việt Nam và cả thế giới. Có 2 phương pháp dập vuốt được sử dụng, đó là: Dập vuốt có biến mỏng thành và dập vuốt không biến mỏng thành.

  1. Dập vuốt có biến mỏng thành là gì ?

Dập vuốt biến mỏng thành là một phương pháp dập vuốt có chủ đích làm thay đổi chiều dày của vật liệu (phôi). Sản phẩm của dập vuốt có biến mỏng thành có đặc điểm là thành mỏng với chiều sâu lớn hoặc chi tiết có chiều dày đáy lớn hơn chiều dày thành.

Trong đa số trường hợp, dập vuốt biến mỏng được thực hiện với phôi đã được dập vuốt lần đầu không biến mỏng thành (trừ phôi phẳng)

Ảnh có chứa mũi tên

Mô tả được tạo tự động

Hình: Hình ảnh minh họa về dập vuốt có biến mỏng thanh

  1. Phân loại của phương pháp dập vuốt có biến mỏng thành:

Dập vuốt có biến mỏng thì chiều dày của thành chi tiết và đường kính của phôi sẽ bị giảm đi so với phôi ban đầu. Nhưng, do đường kính thay đổi không đáng kể so với sự biến dạng theo chiều dài và chiều dày nên trong tính toán, sự thay đổi này được bỏ qua.

Dập vuốt biến mỏng có sự thay đổi đường kính không đáng kể

Dập vuốt biến mỏng có sự thay đổi đường kính (dập liên hợp)

Có 2 phương pháp thực hiện dập vuốt có biến mỏng thành, đó là làm thành đổi đường kính rồi mới biến mỏng thành, thứ hai là vưa thay đổi đường kinh vừa tiến hành làm biến mỏng thành cùng lúc. Với phương pháp này thì kim loại biến dạng mãnh liệt hơn.

  1. Các yếu tố ảnh hưởng đến lực đập vuốt biến mỏng:

Thuộc tính của vật liệu

Mức độ biến dạng của phôi theo yêu cầu sản phẩm

Ma sát giữa phôi và chày cối dập vuốt

Góc mở của cối

...

Cần phải nghiên cứu thật kỹ lưỡng các yếu tố này để ứng dụng phương pháp dập vuốt có biến mỏng trong thực tế sản xuất một cách có hiệu quả, tránh tình trạng nhăn rách, mép cao không đều hay xước mạnh.

  1. Những lưu ý khi dập vuổt biến mỏng:

Khi thiết kế khuôn dập vuốt có biến mỏng, cần lưu ý: khe hở giữa chày và cối có trị số nhỏ hơn chiều dày của phôi.
Trong quá trình dập vuốt có biến mỏng thành, phôi phải chịu điều kiện biến dạng khắc nghiệt (khe hở giữa chày và cối nhỏ hơn chiều dày vật liệu), do đó, vật liệu dập vuốt biến mỏng thành cũng ảnh hưởng nhiều đến quá trình tạo hình chi tiết.
Với những vật liệu mềm như đồng, quá trình dập vuốt biến mỏng thành là khá dễ dàng. Nhưng với những vật liệu khó biến dạng hơn, quá trình này sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
Trên đây là một số thông tin về phương pháp dập vuốt không biến mỏng thành. Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về phương pháp dập vuốt phổ biến này.

Phương pháp dập vuốt biến mỏng thành ngày nay được áp dụng khá phổ biến, để hiểu hết về quy trình cũng như quy chế hoạt động của chúng là điều không hề dễ dàng. Chính vì lý do đó, Công ty Văn Thái muốn gửi đến đọc giả một bài viết tham khảo để phần nào đó giúp các bạn hiểu rõ hơn về phương pháp này. Nhân tiện đây Công ty Văn Thái chúng tôi chuyên cung cấp các linh kiện và tất cả các loại hợp kim theo yêu cầu của khách hàng để sản xuất khuôn dập vuốt, với mã hợp kim đa dạng như: YG6, YG6Z, YG8, YG3X, YG15C, YG20C, YG25C...

Lựa chọn Văn Thái và các sản phẩm do Văn Thái cung cấp quý khách sẽ vô cùng hài lòng vì chúng tôi có:

  • Dịch vụ giao hàng nhanh
  • Hậu mãi tốt
  • Sản phẩm giá thành hợp lí, chủng loại đa dạng

Hãy nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi theo số hotline: 094 124 7183 hoặc email: linhkienvanthai@gmail.com


(*) Xem thêm

Bình luận
Gọi ngay : 0384 393 888
Gọi ngay : 0384 393 888