TÌM HIỂU VỀ DÂY MÀI NHÁM VÒNG, KHI NÀO NÊN SỬ DỤNG
Bài viết sau đây là những chia sẻ về “dây đai nhám vòng”. Văn Thái xin mời các bạn cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau đây nhé !
Tổng quan về dây mài nhám vòng
Cấu tạo và thành phần của dây mài nhám vòng
- Hạt mài (Grain): Các hạt phổ biến là: Ceramic, Silicon Carbide, Green Silicon Carbide, Aluminum Oxide, White Alumium Oxide, Garnet, Zirconia, Open Coat…
- Keo dính (Bonding): Các chất hóa học để kết dính hạt mài lên nền vải nhám là các hợp chất sau: Resin Bond, Resin Over Glue Bond, Glue Bond, Zinc Stearate
- Nền vải nhám (Backing): Thông thường sử dụng Giấy Tổng Hợp hoặc Vải Jeans hoặc Vải Twill
Tương ứng với mỗi loại hạt mài ta sẽ có bấy nhiêu loại nhám đai dùng kết hợp với máy đánh bóng hay thủ công. Trong đó nhám đai C với Hạt mài là hạt Ceramic ứng dụng trong mài thô và mài vết hàn kim loại. Nhám vòng Z với hạt mài là hạt Zirconia ứng dụng mài tinh và mài vết hàn kim loại.
Phân loại dây mài nhám vòng
- Theo độ hạt trên dây đai
- Độ hạt Thô - Mịn đa dạng: 24, 36, 60, 80, 120, 180, 240, 320, 400, 600, 800, 1000.
+ Cỡ hạt mài: 8-24, độ nhám thô
+ Cỡ hạt mài: 30-60, độ nhám vừa
+ Cỡ hạt mài: 70-180, độ nhám mịn
+ Cỡ hạt mài: 220-1200, độ nhám là rất mịn
- Ký hiệu về độ nhám trên giấy nhám
Khi chọn mua bất kỳ sản phẩm giấy nhám nào, chúng ta sẽ thấy trên bao bì hoặc trên chính sản phẩm tồn tại các ký hiệu bằng chữ A hoặc là chữ P. A hoặc P ở đây chính là ký hiệu về độ nhám. Trong đó:
P: là ký hiệu nhám theo tiêu chuẩn châu Âu ( FEPA is the European Federation of Abrasives Producers)
A: là ký hiệu nhám theo tiêu chuẩn của Nhật (JIS is the Japanese Standardization Organization).
Ở đây, cần phân biệt rõ ràng là P và A không phải chỉ riêng độ nhám, mà là ký hiệu nhám, là độ kích thước trung bình của một tổ hợp hạt. Có rất nhiều loại hạt: 50, 60, 70, 80. Và giới hạn tỉ lệ % cho phép các hạt này sẽ được Hiệp hội sản xuất giấy nhám quốc tế quy định.
Như vậy khi chọn mua, nếu chúng ta thấy trên sản phẩm hoặc bao bì sản phẩm có ký hiệu P60 chẳng hạn, thì có nghĩa là nó ám chỉ cả một tập hợp số, chứ không phải chỉ là một con số nhất định.
Tương tự như vậy, khi thấy ký hiệu A60, thì có nghĩa đó cũng là ký hiệu cho một tập hợp số, và chính vì là cả một tập hợp số nên chúng ta không thể quy đổi từ A sang P hoặc là từ P sang A.
Giá trị của P và A theo từng nhà sản xuất giấy nhám cũng không giống nhau. Ví dụ, cả 2 sản phẩm đều có ký hiệu P60, nhưng nếu sản phẩm có xuất xứ từ Đức thì sẽ khác với từ Nhật, Trung Quốc hay Hàn Quốc, vì tỉ lệ hạt quy định cho giấy nhám ở mỗi quốc gia, mỗi nhà sản xuất là không giống nhau, điều này tùy thuộc vào dây chuyền và công nghệ sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm mà mỗi nhà sản xuất mang lại.
Khi nào nên sử dụng dây mài nhám vòng ?
- Khi sản phẩm cần độ bóng và độ hoàn thiện cao
- Thời gian thay thế giấy nhám ngắn mang lại hiệu suất lao động cao hơn phù hợp sử dụng thường xuyên, sản xuất hàng loạt
- Trong môi trường ẩm hoặc khô đều sử dụng tốt
- Khi mài những vật liệu mềm như: Đồng, inox, nhôm, thép vì có thể thay đổi tốc độ và độ nhám phù hợp với từng loại vật liệu
- Sản phẩm ứng dụng đặc biệt trong ngành gỗ và xử lý bề mặt kim loại
- Mài sắc lại những dụng cụ kim loại, đặc biệt hữu ích trong mài dao, kéo, những bề mặt khó
- Mài phẳng những chi tiết có bể mặt dài, điểm tiếp xúc lớn
- Đánh bóng bề mặt, tẩy bavia, tẩy gỉ, tẩy lớp oxi hóa, mài
Ưu điểm và nhược điểm của dây mài nhám
Ưu điểm
- Giấy nhám giảm thiểu tối đa rủi ro tai nạn do vỡ đá mài gây ra. Các hạt vật liệu nhỏ và nhẹ được dán lên một tấm nền chắc chắn cho phép nó chịu được cường độ làm việc cao và nếu có bị vỡ ra thì trọng lượng nhỏ của nó cũng không làm tổn hại đến người sử dụng.
- Các hạt vật liệu mài cao cấp cho phép giấy nhám có tốc độ gia công ngày càng cao.
- Công nghệ tự làm bén các hạt mài cho phép giấy nhám duy trì được tính năng dài hơn.
- Các loại máy được thiết kế dùng giấy nhám có trọng lượng nhẹ hơn giúp người sử dụng thuận tiện hơn, giảm các chấn động ảnh hưởng đền sức khỏe người sử dụng.
- Thời gian thay thế giấy nhám ngắn mang lại hiệu suất lao động cao hơn.
Nhược điểm
- Gặp sự cố nếu sử dụng để mài dao tiện, mũi khoan
- Mài những vật liệu cứng sẽ chậm và nhanh mòn dây
- Cần phải sử dụng đúng kích thước dây và chọn loại dây đai độ nhám phù hợp
- Dễ đứt và rách dây đai khi mài những vật sắc, nhọn
Bài viết trên đây là những chia sẻ của chúng tôi với mong muốn mang đến cho quý khách hàng những thông tin hữu ích nhất. Ngoài ra, nếu quý khách hàng cần tìm mua các sản phẩm về đá mài, hợp kim và các sản phẩm linh kiện khác. Quý khách có thể liên hệ với chúng tôi thông qua các hình thức sau. Công ty Văn Thái chúng tôi chuyên cung cấp các linh kiện và tất cả các loại hợp kim theo yêu cầu của khách hàng để sản xuất dao phay gỗ, với mã hợp kim đa dạng như: YG6, YG6Z, YG8, YG3X, YG15C, YG20C, YG25C...
Lựa chọn Văn Thái và các sản phẩm do Văn Thái cung cấp quý khách sẽ vô cùng hài lòng vì chúng tôi có:
- Dịch vụ giao hàng nhanh
- Hậu mãi tốt
- Sản phẩm giá thành hợp lí, chủng loại đa dạng
Hãy nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi theo số hotline: 094 124 7183 hoặc email: linhkienvanthai@gmail.com