SỬA ĐÁ MÀI LÀ GÌ ? KHI NÀO CẦN SỬA ĐÁ MÀI ?
Giống như mũi khoan dao phay sau một thời gian sử dụng đá mài sẽ bị mòn và trơ. Điều này dẫn đến bề mặt chi tiết sau mài nham nhở, mài không ăn phôi hay tệ hơn là đá mài không thể tiếp tục sử dụng. Lúc này người ta phải sửa chữa đá mài. Vậy sửa đá mài là gì ? Tại sao cần sửa đá mài ?
Sửa đá mài là gì ?
Như đã nói ở trên đá mài sau một thời gian sử dụng cần phải sửa lại. Đá mài là một hỗn hợp của hạt mài và keo kết dính. Hạt mài thường thấy ở đá mài là Al₂O₃; SiC; CBN; kim cương;….Sau một thời gian sử dụng hạt mài sẽ rơi ra ngoài chỉ còn lại lớp keo kết dính. Lúc này đá mài không có khả năng mài mòn cấn phải sửa lại.
Sửa đá mài là nguyên công sử dụng các dụng cụ sửa đá để tái tạo lại hình dạng và khả năng mài mòn cho đá mài. Nó loại bỏ lớp keo kết dính và các hạt mài không có khả năng mài mòn để tạo ra các hạt mài mới.
Sửa đá cũng giúp tái tạo lại hình dạng của đá mài bị biến dạng do ăn mòn.
Các kiểu sửa đá mài
Có hai hình thức sửa đá mài chính là sửa đá trước khi mài và sửa đá trong quá trình mài. Sửa đá trước khi mài được thực hiện ngay khi thay một viên đá mài mới lên máy. Việc này giúp định hình lại đá mài theo đúng hình dạng yêu cầu.
Đá mài được sản xuất theo nguyên lý ép khuôn. Hỗn hợp keo và hạt mài được trộn với nhau, sau đó cho vào lòng khuôn và ép tạo hình. Do đó viên đá mài mới thường sẽ không có hình dạng chuẩn nó sẽ được sửa lại. Ngoài ra việc sửa chữa này còn giúp loại bỏ những tạp chất không cần thiết cho đá.
Sửa đá trong quá trình mài
Như đã nói đá mài sau khi mài hạt mài bị rơi ra và chỉ còn lại lớp keo kết dính. Với các loại thép cứng như thép sau nhiệt luyện hay thép hợp kim đá mài sẽ liên tục bị mòn. Đối với các loại thép này nếu chỉ sử dụng đá mài gốm với hạt WA; PA; GC thì tần suất sửa đá là rất cao. Người thao tác sẽ phải sửa đá liên tục có thể chỉ sau 4-6 lượt mài phải sửa một lần.
Với các mác thép trước nhiệt tần suất này sẽ thấp hơn nhiều. Tuy nhiên vẫn phải sửa đá mới có thể tiếp tục quá trình mài. Khi sửa đá mài mũi kim cương của dụng cụ sửa đá mài sẽ trà lên bề mặt đá. Điều này vừa giúp tạo hình và loại bỏ lớp keo kết dính bị trơ đồng thời tái tạo thêm lưỡi cắt cho hạt mài.
Các loại dụng cụ sửa đá mài
Dụng cụ sửa đá mài là một loại dụng cụ tương đối đặc biệt. Như đã biết đá mài sử dụng hạt mài rất cứng để mài lại đá mài chỉ có thể sử dụng kim cương. Do đó dụng cụ sửa đá mài có các đầu kim cương thêu kết trên một khối thép để tạo hình. Có một số dạng dụng cụ sửa đá mài thường thấy như:
Cây sửa đá mài kim cương
Loại dụng cụ thường thấy nhất là cây sửa đá mài kim cương hay mũi sửa đá mài kim cương. Nó thường có dạng như đầu bút bi. Kim cương được thêu kết ở trên đầu mũi chóp; phần thân được làm bằng thép thông thường. Hàm lượng kim cương ở trên đầu chóp này sẽ quyết định khả năng sửa đá của nó. Hàm lượng cao sẽ dễ dàng sửa đá và ngược lại.
Khi sử dụng loại mũi sửa đá kim cương này người thao tác cần di chuyển đá theo cả chiều dọc và ngang để sửa hết bề mặt của đá. Do đó tương đối mấy thời gian và công sức do đó người ta tạo ra thêm một loại nữa là mũi kim cương đa điểm.
Đầu sửa đá mài kim cương đa điểm
Đầu sửa đá mài này cũng có kết cấu tương đối giống với bút sửa đá bên trên. Tuy nhiên hàm lượng kim cương được thêu kết tương đối lớn trên một bề mặt lớn. Điều này sẽ giúp sửa đá dễ dàng hơn và nhanh hơn. Tuy nhiên giá thành của loại này khá cao đồng thời cần thao tác khó hơn nên ít được sử dụng để sửa đá.
Khối sửa đá dạng tròn
Đây là một loại dụng cụ rất đặc biệt. Nó có dạng một khối trụ kim cương được thêu kết lên trên bề mặt trụ này. Khi sửa đá nó tỳ toàn bề mặt kim cương này lên đá mài giúp tạo hình và tái tạo bề mặt đá mài. Loại dụng cụ này khá hiếm gặp nó thường thấy trong các nguyên công mài Creepfeed hoặc mài biên dạng. Giá thành của loại dụng cụ này cũng rất cao và chỉ một số ít hãng chế tạo được.
Khi nào cần sửa đá mài
Khi mới lắp đá mài mới chúng ta cần sửa đá trước. Điều này sẽ giúp đảm bảo độ tròn đều cho đá tránh được các sai lệch hình dạng.
Trong quá trình mài khi đá mài bị mòn sẽ xảy ra tiếng kêu bất thường. Như với thép sau nhiệt luyện thường có tiềng ù khá to phát ra. Ngoài ra một đặc điểm nữa dễ nhận dạng khi mài thép đó là không xuất hiện tia lửa như bình thường hoặc tia lửa đột nhiên ít đi. Đây là những dấu hiệu nhận biết thông thường để biết đá mài đã bị mòn cần phải sửa đá.
Ngoài ra còn một số dấu hiệu khác nữa như bề mặt chi tiết xuất hiện vết xước hoặc thậm chí vết cháy do quá nhiệt. Trục Z của máy mài bị ghì phát ra tiếng kêu, chi tiết sau khi mài bị dương lên kích thước,…Để nhận biết thời điểm cần sửa đá mài phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của người thao tác do với mỗi loại vật liệu mà, mỗi loại đá lại có thời điểm mòn đá khác nhau.
Bài viết trên đây là những chia sẻ của Văn Thái với mong muốn mang đến cho quý khách hàng những thông tin hữu ích nhất. Ngoài ra, nếu quý khách cần tìm mua các sản phẩm về hợp kim cũng như linh kiện cơ khí khác. Quý khách có thể liên hệ với chúng tôi thông qua các hình thức sau. Công ty Văn Thái chúng tôi chuyên cung cấp các linh kiện và tất cả các loại hợp kim theo yêu cầu của khách hàng để sản xuất dao phay gỗ, với mã hợp kim đa dạng như: YG6, YG6Z, YG8, YG3X, YG15C, YG20C, YG25C...
Lựa chọn Văn Thái và các sản phẩm do Văn Thái cung cấp quý khách sẽ vô cùng hài lòng vì chúng tôi có:
- Dịch vụ giao hàng nhanh
- Hậu mãi tốt
- Sản phẩm giá thành hợp lí, chủng loại đa dạng
Hãy nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi theo số hotline: 094 124 7183 hoặc email: linhkienvanthai@gmail.com