MÁY ĐO ĐỘ CỨNG VẬT LIỆU CHO NGÀNH CƠ KHÍ (PHẦN 2)
Tiếp nối phần 1 của chủ đề “Máy đo độ cứng vật liệu cho ngành cơ khí”, Văn Thái xin mời các bạn tiếp tục đến với phần 2 để biết thêm về nhiều dòng máy đo độ cứng vật liệu cho ngành cơ khí nhé !
Mở đầu sẽ là dòng máy Vicker
Máy đo độ cứng Vicker
Một loại máy đo độ cứng phổ biến khác trong ngành cơ khí là máy đo độ cứng Vicker sử dụng phương pháp Vicker để đo độ cứng kim loại. Máy đo độ cứng Vicker được sử dụng cho những mẫu vật có độ cứng cao, vật liệu mỏng.
Máy đo độ cứng Vicker
Phương pháp đo độ cứng Vicker được phát minh bởi các kỹ sư công ty Vicker vào năm 1924. Phương pháp này chỉ sử dụng duy nhất 1 mũi đo kim cương dạng chóp, góc 2 cạnh đối diện 136o . Sử dụng các lực tác dụng khác nhau là 50N, 100N, 200N, 300N, 500N, 1000N để tác động lên bề mặt vật liệu, chiều dài đường chéo của vết lõm và lực ấn sẽ được dùng để tính toán độ cứng, đơn vị đo là HV.
Phương pháp đo Vicker có các đặc trưng sau:
Đo được độ cứng các chi tiết nhỏ, đòi hỏi bề mặt được gia công kỹ lưỡng.
Đo được độ cứng chi tiết vật liệu dạng mỏng, lớp phủ.
Cần kính hiển vi, máy đo quang học để xác định bề mặt mẫu và vết lõm.
Lực ấn tác dụng 1 lần trên về mặt mẫu thử, cần thời gian để hình thành vết lõm rõ ràng.
Dưới đây là dòng máy kiểm tra độ cứng Vicker của hãng Mitutoyo mà bạn có thể tìm hiểu thêm và đặt mua:
Dòng máy đo độ cứng HV-100 series 810 cho phép ứng dụng rộng rãi trong kiểm tra độ cứng của kim loại, đặc biệt là các chi tiết nhỏ được nhiệt luyện.
Máy đo độ cứng Brinell
Brinell là thang đo độ cứng đã được phát minh từ rất lâu và cũng được sử dụng khá rộng rãi. Máy đo độ cứng Brinell là loại máy đo sử dụng phương pháp này để đo độ cứng vật liệu.
Máy đo độ cứng Brinell sử dụng một mũi thử có đầu là một viên bi có đường kính 10mm, 5mm hoặc 1mm và lực ấn xác định 3000kgf, 750kgf hoặc 30kgf, tác dụng lực vuông góc lên bề mặt mẫu thử trong 1 khoảng thời gian xác định tạo nên vết lõm. Từ đường kính vết lõm, sẽ tính được độ cứng, đơn vị là HB. Cần lưu ý rằng HB khác với HRB là đơn vị của phương pháp đo Rockwell.
Đặc trưng của phương pháp Brinell:
Là phương pháp đo nhanh, độ chính xác không quá cao.
Không áp dụng cho vật liệu quá cứng, tấm mỏng, bề mặt cong.
Cần kính lúp có vạch đo, hoặc kính hiển vi, máy đo quang học để xác định vết lõm.
Lực ấn lõm chỉ tác dụng 1 lần trên bề mặt mẫu thử.
Phương pháp đo Brinell thường được tích hợp trong các máy kiểm tra độ cứng Rockwell và Vicker. Các bạn có thể tham khảo các máy đo độ cứng ở trên.
Máy đo độ cứng Leeb
Các máy đo độ cứng Leeb sử dụng phương pháp Leeb để đo độ cứng theo kiểu bật nẩy của bi đo. Theo nguyên lý động lực Leeb, giá trị độ cứng được tính từ sự mất năng lượng của vật thể va chạm xác định sau khi tác động lên một mẫu kim loại. Chỉ số Leeb (vi,vr) được lấy làm thước đo tổn thất năng lượng do biến dạng dẻo (mẫu thử càng cứng thì tốc độ phản lực của bi đo phục hồi nhanh hơn so với mẫu vật mềm hơn). Một bộ từ tính bên trong ống đo điện áp thay đổi khi bi đo nẩy lại, di chuyển qua cuộn dây đo.
Máy đo độ cứng Leeb có một số ưu điểm như có thể do nhanh và cơ động, đo được các mẫu vật có kích thước lớn và khối lượng lớn hơn 1kg. Tuy nhiên độ chính xác và độ lặp lại của máy kiểm tra độ cứng Leeb chỉ ở mức tương đối, thấp hơn so với các loại máy đo độ cứng Rockwell, Vicker.
Máy đo độ cứng Miutoyo Hardmatic HH-411 Series 810
Máy đo độ cứng Shore
Máy đo độ cứng Shore còn được gọi là máy đo độ cứng Durometer, sử dụng phương pháp Shore được phát triển bởi Albert F. Shore vào năm 1920, ông cũng phát minh ra thiết bị kiểm tra độ cứng Durometer.
Phương pháp đo độ cứng Shore áp dụng điều kiện đàn hồi của vật liệu và thường dùng để đo những chất dẻo như cao su, nhựa, polime… Các máy đo độ cứng Shore có một mũi thử nhỏ được gọi là đầu đo Durometer. Giá trị độ cứng được xác định bằng sự xuyên qua của đầu đo này vào mẫu thử. Do tính đàn hồi của vật liệu, trị số độ cứng có thể chuyển qua thời gian, tức là thời gian ấn vào đôi khi cũng được xem là trị số độ cứng.
Độ cứng Shore sử dụng thang đo Shore A khi đo các vật liệu bằng cao su mềm, và thang đo Shore D dùng cho các vật liệu cứng hơn.
Máy đo độ cứng Hardmatic HH-300 Series 811
Bài viết trên đây là những chia sẻ của chúng tôi với mong muốn mang đến cho quý khách hàng những thông tin hữu ích nhất. Ngoài ra, nếu quý khách hàng cần tìm mua các sản phẩm về hợp kim và linh kiện cơ khí, quý khách có thể liên hệ với chúng tôi thông qua các hình thức sau. Công ty Văn Thái chúng tôi chuyên cung cấp các linh kiện và tất cả các loại hợp kim theo yêu cầu của khách hàng để sản xuất dao phay gỗ, với mã hợp kim đa dạng như: YG6, YG6Z, YG8, YG3X, YG15C, YG20C, YG25C...
Lựa chọn Văn Thái và các sản phẩm do Văn Thái cung cấp quý khách sẽ vô cùng hài lòng vì chúng tôi có:
- Dịch vụ giao hàng nhanh
- Hậu mãi tốt
- Sản phẩm giá thành hợp lí, chủng loại đa dạng
Hãy nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi theo số hotline: 094 124 7183 hoặc email: linhkienvanthai@gmail.com