MÁY ĐO ĐỘ CỨNG VẬT LIỆU CHO NGÀNH CƠ KHÍ ( PHẦN 1)
Máy đo độ cứng là một trong những thiết bị đo được sử dụng khá phổ biến trong ngành cơ khí, bao gồm các máy để bàn và cầm tay để kiểm tra độ cứng kim loại, nhựa, cao su. Hãy cùng Văn Thái tìm hiểu về máy đo độ cứng vật liệu trong bài viết này nhé !
Độ cứng là gì ? Máy đo độ cứng là gì ?
Máy đo độ cứng Mitutoyo HM-200 Series 810
Trong thực tế, độ cứng là khái niệm được sử dụng đối với rất nhiều loại vật chất, như độ cứng của kim loại, độ cứng của nước (dung dịch), độ cứng của cao su (vật liệu đàn hồi), độ cứng thuốc viên,… Tuy nhiên, trong ngành cơ khí, chúng ta chỉ quan tâm đến độ cứng của các vật liệu rắn, vật liệu đàn hồi như kim loại, nhựa, cao su. Và trong bài viết này, Văn Thái chỉ tập trung vào độ cứng của kim loại (vật liệu rắn).
Độ cứng là một trong những yếu tố xác định độ bền của vật liệu, cũng như độ bền của chi tiết, thiết bị được tạo ra từ vật liệu đó. Độ cứng của kim loại hay vật liệu rắn được định nghĩa là khả năng chống lại sự biến dạng (thường là vết lõm) của vật liệu rắn dưới tác dụng của một lực nào đó, thường là lực xuyên thấu. Xác định độ cứng có ý nghĩa rất quan trọng trong lĩnh vực gia công tạo hình sản phẩm.
Và để xác định độ cứng của vật liệu, trong ngành cơ khí có những thiết bị được dùng để xác định độ cứng theo các phương pháp Brinell, Rockwell, Vicker,... thường dựa vào kích thước, độ sâu của vết lõm để tính toán. Thiết bị đó được gọi là máy đo độ cứng.
Máy đo độ cứng rất cần thiết trong gia công cơ khí, chẳng hạn như để lựa chọn được mũi gia công phù hợp với vật liệu gia công thì biết được độ cứng của phôi là điều cần thiết, bởi chỉ có dao cắt có độ cứng cao hơn vật liệu thì mới cắt gọt tạo hình được vật liệu đó.
Máy đo độ cứng trong cơ khí có thể đo được nhiều loại vật liệu kim loại và phi kim khác nhau như sắt, thép, đồng, nhôm, kẽm… và cả cao su, nhựa… Nó cũng có thể đo được các vật liệu có dạng nhỏ, mỏng, cong… chẳng hạn như trên các bo mạch điện tử.
Phân loại máy đo độ cứng
Máy đo độ cứng thường được phân loại theo phương pháp đo, chúng cũng có thể được phân loại theo thương hiệu, theo kiểu dáng, theo cách sử dụng… Trong bài viết này, hãy Văn Thái sẽ phân loại máy đo độ cứng theo các cách phổ biến. Nếu phân loại theo phương pháp đo, chúng ta có các loại máy đo độ cứng như sau.
Máy đo độ cứng Rockwell
Máy đo độ cứng Rockwell sử dụng phương pháp đo Rockwell để đo đô cứng của các vật liệu. Với đơn vị chung của thang đo Rockwell là HR (Hardness Rockwell). Các máy kiểm tra độ cứng Rockwell sử dụng 2 loại mũi đo là đầu bi (carbide tungsten) có đường kính 1/16, 1/8, 1/4, 1/2 inchs và mũi kim cương dạng chóp, có góc đỉnh là 120o.
Phương pháp đo Rockwell được hai nhà khoa học là Stanley P.Rockwell và Hugh M.Rockwell tìm ra. Phương pháp này được thực hiện bằng cách ấn 2 lần mũi đo với 2 lực khác nhau là lực sơ cấp và lực thứ cấp lên bề mặt mẫu thử. Chênh lệch độ lún sâu giữa 2 lần ấn sẽ được dùng để tính toán độ cứng. Phương pháp đo Rockwell có một số đặc trưng sau:
Đo nhanh, có độ chính xác cao.
Thang đo rộng, có thể chuyển đổi đơn vị đo cùng hệ Rockwell.
Không cần kính hiển vi, máy đo quang học để xác định vết lõm.
Lực ấn lõm tác dụng 2 lần trên bề mặt mẫu thử, cần thời gian để đạt đúng chiều sâu ở mỗi lần ấn lực.
Chỉ áp dụng được với chi tiết có phạm vi nhỏ, đồng thời không phù hợp với vật liệu có dạng tấm mỏng, xi mạ.
Với các máy đo độ cứng Rockwell chúng ta sẽ thấy nhiều thang đo cùng hệ, chẳng hạn như HRA, HRB, HRC,… thang đo này phụ thuộc vào dạng mũi đo, lực ấn. Trong ngành cơ khí, chúng ta thường thấy nhiều người nhắc đến loại máy đo độ cứng HRC, thực ra chỉ là một kiểu máy kiểm tra độ cứng theo phương pháp Rockwell.
Độ cứng của mẫu có thể được phân loại như sau:
Loại thấp: gồm các vật liệu nhỏ hơn HRC 20, HRB 100
Loại trung bình: trong khoảng HRC 25 ÷ 45
Loại cao: từ HRC 52 đến cao hơn HRC 60
Loại rất cao: lớn hơn HRC 62 hay HRA 80.
Nếu muốn đặt mua máy đo độ cứng Rockwell, các bạn có thể lựa chọn các mẫu máy sau của Mitutoyo:
HR-100/200/300/400 series 963 bao gồm một loạt model máy kiểm tra độ cứng Rockwell hiệu quả cao với chi phí tiết kiệm.
Máy đo độ cứng Rockwell HR-100/200/300/400 Series 963
Dòng máy đo độ cứng HR-600 series 810 được thiết kế để đáp ứng cho yêu cầu đo độ cứng của các phôi có kích thước lớn mà không thể đặt được trên bàn đo của những mẫu máy đo cứng thông thường khác.
Máy đo độ cứng Rockwell HR-600 Series 810
Dòng máy đo độ cứng HR-530 series 810, cho phép kiểm tra độ cứng theo nhiều phương pháp gồm Brinell, Rockwell, Rockwell Super Surface và Plastics hardness.
Máy đo độ cứng Rockwell HR-530 Series 810
Bài viết trên đây là những chia sẻ của chúng tôi với mong muốn mang đến cho quý khách hàng những thông tin hữu ích nhất. Hơn thế, bài viết là những chia sẻ “ngoài lề” của chúng tôi để phần nào đó, giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về ngành nghề mà quý khách đang kinh doanh cũng như gia công. Ngoài ra, nếu quý khách hàng cần tìm mua các sản phẩm về hợp kim cũng như linh kiện cơ khí khác. Quý khách có thể liên hệ với chúng tôi thông qua các hình thức sau. Công ty Văn Thái chúng tôi chuyên cung cấp các linh kiện và tất cả các loại hợp kim theo yêu cầu của khách hàng để sản xuất dao phay gỗ, với mã hợp kim đa dạng như: YG6, YG6Z, YG8, YG3X, YG15C, YG20C, YG25C...
Lựa chọn Văn Thái và các sản phẩm do Văn Thái cung cấp quý khách sẽ vô cùng hài lòng vì chúng tôi có:
- Dịch vụ giao hàng nhanh
- Hậu mãi tốt
- Sản phẩm giá thành hợp lí, chủng loại đa dạng
Hãy nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi theo số hotline: 094 124 7183 hoặc email: linhkienvanthai@gmail.com