NHŨNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ THÉP HỢP KIM !

11/06/2021 | 453 |
0 Đánh giá

Thép từ xưa đến nay luôn được biết đến là loại vật liệu có độ rắn, cứng. Chúng được ứng dụng rộng rãi trong các quy trình sản xuất. Vậy còn thép hợp kim có gì đặc biệt ? Thép hợp kim được ứng dụng trong lĩnh vực nào ?

NHŨNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ THÉP HỢP KIM !

  1. Thép hợp kim là gì ?

Thép hợp kim là loại thép chứa trong nó một lượng thành phần các nguyên tố hợp kim thích hợp. Người ta cố ý đưa vào các nguyên tố đặc biệt với một lượng nhất định để làm thay đổi tổ chức và tính chất của thép. Các nguyên tố đặc biệt được gọi là nguyên tố hợp kim: Cr, Ni, Mn, Si, W, V, Co, Mo, Ti, Cu. Chính nhờ các nguyên tố hợp kim đó mà làm cho thép hợp kim nói chung có những ưu điểm vượt trội so với thép cacbon như:

Về cơ tính: thép hợp kim nói chung có độ bền có độ bền cao hơn hẳn so với thép cacbon. Điều này thể hiện đặc biệt rõ ràng sau khi nhiệt luyện tôi và ram.

Về tính chịu nhiệt độ cao: thép hợp kim giữ được cơ tính cao của trạng thái tôi ở nhiệt độ cao hơn 2000C. Muốn đạt được điều này thì thép phải được hợp kim hóa bởi một số nguyên tố với hàm lượng tương đối cao.

Các tính chất vật lý và hóa học đặc biệt như từ tính, tính giãn nở nhiệt, tính chống ăn mòn…

A picture containing gear

Description automatically generated

Hình 1.1- Hình ảnh minh họa về thép hợp kim

  1. Phân loại thép hợp kim:
    1. Phân loại theo nồng độ hợp kim trong thép:

Gồm ba loại:

-   Thép hợp kim thấp: có tổng lượng các nguyên tố hợp kim đưa vào < 2,5%.

-   Thép hợp kim trung bình: có tổng lượng các nguyên tố hợp kim đưa vào từ 2,5 - 10%.

-   Thép hợp kim cao: có tổng lượng các nguyên tố hợp kim đưa vào > 10%.

2.2. Phân loại theo nguyên tố hợp kim:

 Cách phân loại này dựa vào tên của các nguyên tố hợp kim chính của thép. Ví dụ như thép có chứa crôm gọi là thép crôm, thép manggan, thép niken …

2.3. Phân loại theo công dụng:

Đây là cách phân loại chủ yếu. Theo công dụng cụ thể có thể chia hợp kim thành các nhóm sau:

Thép hợp kim kết cấu: là loại thép trên cơ sở thép kết cấu cho thêm vào các nguyên tố hợp kim. Loại này có hàm lượng cacbon khoảng 0,1 - 0,85% và lượng phần trăm của nguyên tố hợp kim thấp.

Loại thép này được dùng để chế tạo các chi tiết chịu tải trọng cao, cần độ cứng, độ chịu mài mòn, hoặc cần tính đàn hồi cao…

Theo TCVN thì thép hợp kim được ký hiệu như sau: số đầu tiên chỉ hàm lượng C theo phần vạn, sau đó là ký hiệu hóa học của các nguyên tố hợp kim, ngay sau mỗi ký hiệu hóa học của các nguyên tố hợp kim là hàm lượng % của từng nguyên tố. Trường hợp hàm lượng % của các nguyên tố hợp kim gần bằng 1% thì không cần ghi thêm chỉ số. Chữ A nếu có, nằm ở cuối ký hiệu để chỉ thép hợp kim loại tốt.

Ví dụ: Các mác thép hợp kim kết cấu thường gặp là: 15Cr, 20Cr, 20CrNi hàm lượng Cr, Ni thường nhỏ hơn 1%, hoặc các loại 12CrNi3A, 12Cr2Ni3A, 12Cr2Ni4A, các chữ số đặt sau nguyên tố hợp kim là hàm lượng nguyên tố đó còn chữ A để chỉ loại tốt.

Những loại có hàm lượng cacbon trung bình có ký hiệu như: 40Cr, 40CrMn, 35CrMnSi.

Những loại có hàm lượng cacbon cao dùng làm thép lò xo như 50Si2, C65Mn, C65Si2.

Ngày nay trên thế giới đều có các nhóm thép hợp kim thấp với độ bền cao (so với thép cacbon). Thép này được hợp kim hóa với lượng hợp kim thấp và được gọi theo chữ viết tắt là HSLA (Hight Strength Low Alloy Steel). Nó được dùng nhiều trong các ngành công nghiệp. Đặc điểm chung của loại thép hợp kim này là có độ bền cao, có tính chống ăn mòn tốt, tính hàn tốt và giá thành rẻ.

Phân loại theo nguyên tố hợp kim: người ta dùng chính nguyên tố hợp kim để phân loại như thép chứa Cr  gọi là thép crom

Phân loại thép hợp kim theo tổng lượng nguyên tố hợp kim: khi tổng lượng nguyên tố hợp kim nhỏ hơn 2.5% phân loại thành thép hợp kim thấp, khi thành phần lớn hơn 2.5% nhưng nhỏ hơn 10% chia thành thép hợp kim trung bình, khi thành phần hợp kim lớn hơn 10% chia làm thép hợp kim cao.

Phân loại thông dụng nhất là theo công dụng:

+ Thép kết cấu là thép để chế tạo chi tiết máy và kết cấu kim loại. Yêu cầu nhóm thép này là tính dẻo, độ bền cao. Nhóm này thường có hàm lượng cacbon thấp và trung bình và là thép hợp kim thấp.

Thép dụng cụ hợp kim: là nhóm thép tốt được chế tạo dao cắt, khuôn dập, dụng cụ đo. Yêu cầu đối với các mác thép này là độ cứng và tính chất chống mài mòn cao. Thông thường nhóm này có cacbon trung bình và cao. Trong thực tế những mác thông dụng như thép SKD61 và SKD11…

+Thép hợp kim đặc biệt: là nhóm thép có tính chất đặc biệt về hóa, lý…trong nhóm thép này có tổng lượng hợp kim rất cao.

hợp kim có tính chống ăn mòn tốt và độ bền cao nên tất ca các loại chất liệu hợp kim luôn được ứng dụng trong các ngành sản xuất kinh doanh và cả đời sống.

Công ty Văn Thái chúng tôi chuyên cung cấp tất cả các loại hợp kim theo yêu cầu của khách hàng để sản xuất khuôn dập vuốt, với mã hợp kim đa dạng như: YG15C, YG20C, YG25C...

Lựa chọn Văn Thái và các sản phẩm do Văn Thái cung cấp quý khách sẽ vô cùng hài lòng vì chúng tôi có:

  • Dịch vụ giao hàng nhanh
  • Hậu mãi tốt
  • Sản phẩm giá thành hợp lí, chủng loại đa dạng

Hãy nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi theo số hotline: 094 124 7183 hoặc email: linhkienvanthai@gmail.com


(*) Xem thêm

Bình luận
Gọi ngay : 0384 393 888
Gọi ngay : 0384 393 888