CÔNG NGHỆ TIỆN CỨNG TỔNG HỢP TỪ A-Z
Hiện nay, trong ngành công nghiệp chế tạo thì hai yếu tố hàng đầu luôn được nhà sản xuất cũng như khác hàng đặc biệt lưu tâm đó là ĐỘ CHÍNH XÁC và CHẤT LƯỢNG BỀ MẶT. Vậy trong chế tạo công đoạn để đảm bảo độ chính xác và chất lượng bề mặt thường là công đoạn vất vả khó khăn nhất và sản phẩm thường xảy ra lỗi hoặc chưa đạt yêu cầu trong công đoạn này.
Để đạt các yêu cầu này thì người ta phải áp dụng các phương pháp gia công tinh chuyên dùng, tuy nhiên việc gia công tinh bằng nhiều phương pháp có thể gây tốn kém và nhiều chi phí dẫn đến ảnh hưởng đến giá thành.
Chính vì vậy mà các kỹ sư công nghệ và nhà đã sản xuất đã ứng dụng CÔNG NGHỆ TIỆN CỨNG vào gia công bằng phương pháp sử dụng dao tiện chế tạo bằng vật liệu siêu cứng để thay thế cho nguyên công mài và thực hiện nhiều bước gia công trên một lần gá. Đồng thời có thể chọn gia công có hoặc không có dung dịch trơn nguội. Gia công khô tránh được chi phí dung dịch trơn nguội và không có chất thải ra môi trường.
Vậy nên, hôm nay VĂN THÁI muốn chia sẻ đến các bạn các kiến thức về công nghệ Tiện cứng đã tổng hợp lại ngắn gọn nhất và dễ hiểu nhất.
1. Khái niệm và Điều kiện áp dụng công nghệ tiện cứng
- Trước đây: những chi tiết như vòng ổ lăn, vòi phun, và những chi tiết của hệ thống thủy lực sau khi nhiệt luyện phải qua công đoạn mài, mài khôn. Những công đoạn này thiếu tính linh hoạt và tốn nhiều thời gian. Một hạn chế nữa là chi phí cho dung dịch trơn nguội của các công đoạn mài khá cao -> Chi phí cao và gây ô nhiễm môi trường
- Hiện nay Tiện cứng là phương pháp tiện sử dụng dao bằng vật liệu siêu cứng CBN (Cubic Boron Nitride), PCBN, PCD hoặc ceramic tổng hợp thay thế cho mài để gia công thép đã tôi (có độ cứng lớn hơn 45HRC). Phương pháp này có thể gia công khô và hoàn thành chi tiết trong cùng một lần gá. Cấp chính xác khi tiện cứng đạt IT6 và độ bóng bề mặt (Rz = 2 – 4 micromet), có thể so sánh với chất lượng khi mài.
2. Trang thiết bị trong công nghệ tiện cứng
Yêu cầu:
- Máy tiện phải cứng vững
- Có tốc độ quay trục chính và công xuất phù hợp
- Tránh rung động: Nên nhớ Rung động là kẻ thù tồi tệ nhất của dao CBN
Máy:
- Máy Tiện CNC: dùng chủ yếu
- Máy tiện thông thường: Yêu cầu máy phải tốt và không có khe hở giữa bàn trượt và ụ sau.
3. Dụng cụ cắt của công nghệ tiện cứng
3.1 Mảnh dao:
- Mảnh hợp kim CBN: CNGA; DNGA; VNGA ......
- Mảnh CBN: Mảnh này khi hết tuổi bền thì không thể mài như mảnh dao thông thường, vì thế ta chỉ có thể xoay lưỡi của mảnh hoặc thay mảnh khi mảnh bị mòn
3.2 Vật Liệu:
- CBN (cubic boron nitride – Nitrit bo lập phương): Là một loại vật liệu hạt mài được tổng hợp dưới dạng tinh thể từ Nitrit Bo sáu cạnh với chất xúc tác kim loại, nhiệt độ là 1500°C, áp suất 100000kgf/cm2 -> tạo ra cấu trúc tinh thể bền vững, góc sắc bén. Chính vì thế mà dao cắt chính xác và mòn ít, dễ dàng cắt.
- CBN100, CBN400, CBN420, CBN500, CBN1000....
- Trong tiện cứng: dải vật liệu gia công bằng tiện cứng là không hạn chếngay cả đối với thép rèn đã tôi, thép gió, và hợp kim cứng > (45HRC - 60HRC). Khi tiện cứng, nếu cắt với tốc độ thấp hơn tốc độ quy định, mảnh CBN sẽ mòn nhanh chóng và hư hỏng. Khi dùng máy tiện để tiện cứng sẽ rẻ hơn máy mài và thời gian chu kỳ điều chỉnh ngắn hơn.
4. Lợi ích của công nghệ tiện cứng
- Giảm thời gian và chu kỳ gia công một sản phẩm
- Giảm chi phí đầu tư thiết bị ( không cần phải mua máy mài) vì có máy tiện hoặc nếu mua thì máy tiện sẽ rẻ hơn
- Tăng độ chính xác gia công, độ bóng bề mặt cao hơn.
- Nâng cao tốc độ bóc vật liệu từ 2-4 lần. Nâng cao năng suất gia công.
- Có thể thực hiện nhiều bước gia công trong một lần gá.
- Có thể chọn hoặc không có dung dịch trơn nguội-> giảm chi phí và giảm ô nhiễm môi trường
- Gia công được các contour phức tạp( Máy CNC )
5. Hạn chế của công nghệ Tiện cứng
- Chi phí dụng cụ cắt cao
- Chủ yếu cắt khô nên nhiệt cắt cao, dụng cụ cắt có lưỡi cắt đơn nên quá trình cắt không ổn định
- Khi gia công chi tiết có chiều dài lớn ( trục dài) dung sai chế tạo có thể nằm ngoài vùng cho phép.
- Khi chiều dày cắt nhỏ hơn chiều dày cắt min, thì không thể cắt được do xảy ra hiện tượng trượt.
6. Quy luật mòn của Dụng cụ cắt trong công nghệ tiện cứng
Quy luật mòn trong tiện cứng không giống quy luật mòn thông thường. Do không có quá trình mài lại. Giai đoạn mòn ban đầu (I), và giai đoạn mòn bình thường (II) diễn ra khá lâu. Giai đoạn mòn khốc liệt diễn ra nhanh chóng.
Trên đây là tổng hợp tất tần tần các kiến thức về công nghệ tiện cứng. Ngoài ra, nếu quý khách hàng cần tìm mua các sản phẩm về hợp kim và linh kiện cơ khí khác.
Quý khách có thể liên hệ với chúng tôi thông qua các hình thức sau:
- Hotline: 094 124 7183
- Email: linhkienvanthai@gmail.com
Công ty Văn Thái chúng tôi chuyên cung cấp các linh kiện và tất cả các loại hợp kim theo yêu cầu của khách hàng để sản xuất dao phay gỗ, với mã hợp kim đa dạng như: YG6, YG6Z, YG8, YG3X, YG15C, YG20C, YG25C... tùy vào nhu cầu sử dụng của khách hàng mà chúng tôi có: dây cắt Trường Thành, dây cắt Cánh Chim ( xanh, đỏ ), dây cắt Quang Minh ( cam, xanh ), dây cắt Honglu ( giấy, nhựa ), dây cắt Kim Cương và cả dây cắt Nhôm,… dầu cắt dây DX-2, dầu cắt JIARUN #1 ( JR#1) ( dầu xanh lá ), dầu cắt JUARUN 2A, hộp dầu JIARUN 3A, dầu SDK2, dầu SDK 3 ( dầu vàng ), dầu SDK 118, dầu WED-218 và cả dầu mài JD,…. Động cơ điện, động cơ bước tiến, bánh xe (puly), nút đồng, nắp đậy, bộ bạc đạn bánh xe, bạc đạn, động cơ điện, máy bơm, card HL, dây Curoa, hợp kim dẫn điện,….
Lựa chọn Văn Thái và các sản phẩm do Văn Thái cung cấp quý khách sẽ vô cùng hài lòng vì chúng tôi có:
Dịch vụ giao hàng nhanh
Hậu mãi tốt
Sản phẩm giá thành hợp lí, chủng loại đa dạng.